Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai năm 2023 và năm 2024

Thông báo 

     Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ nhận được Công văn số 901/ĐHQG-KHCN của ngày 07 tháng 6 năm 2023 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai năm 2023 và năm 2024 và Thông báo số 1095/TB-SKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023 và 2024. 

Nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023 và 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các viện, trường, trung tâm nghiên cứu; các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh xây dựng, đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện từ năm 2023 như sau

1. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật. Ưu tiên một số tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có phạm vi, lĩnh vực hoạt động thuộc các nhóm sản phẩm, hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp sau:

+ Sản phẩm, hàng hoá tham gia Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

+ Sản phẩm, hàng hoá tham gia Chương trình OCOP của tỉnh theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 5/6/2019 của UBND tỉnh.

+ Sản phẩm, hàng hoá tham gia Đề án phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai; sản phẩm hàng hoá thuộc ngành nghề nông thôn và làng nghề theo Kế hoạch số 13406/KH-UBND ngày 5/11/2020.

+ Hàng hoá là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 993/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Sản phẩm, hàng hoá có chứng nhận chỉ dẫn địa lý; mã số mã vạch hoặc thuộc các chương trình phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

+ Sản phẩm, hàng hoá có lợi thế cạnh tranh, có nhu cầu tiêu thụ lớn (thay thế hàng hoá nhập khẩu trong nước, có tiềm năng xuất khẩu).

2. NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ

2.1. Nguyên tắc hỗ trợ tham gia Chương trình

– Hỗ trợ dưới hình thức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các hướng dẫn liên quan khác.

– Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao năng suất chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xây dựng các mô hình chuỗi sản xuất – cung ứng sản phẩm an toàn từ khâu tổ chức sản xuất, phân phối đến tiêu thụ sản phẩm.

2.2. Yêu cầu và điều kiện đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

– Có khả năng duy trì và nhân rộng sau khi kết thúc nhiệm vụ.

– Thời gian thực hiện nhiệm vụ tối đa 36 tháng.

– Không trùng với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

– Thiết lập, xây dựng các mối liên kết giữa các nhà sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá theo hướng tạo thành chuỗi khép kín như mô hình hợp tác xã cụm sản xuất, tổ hợp tác, các hiệp hội, câu lạc bộ…

– Đáp ứng các yêu cầu liên quan (như có sự kết nối các viện, trường, các nhà khoa học, các doanh nghiệp khoa học công nghệ, khả năng phát triển sản phẩm,…) để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng sản phẩm, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn trong nước và đáp ứng theo thoả thuận bạn hàng ngoài nước.

– Phù hợp và đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển của các Bộ, ngành thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh.

3. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.1. Xây dựng văn bản pháp luật, cơ chế thúc đẩy hoạt động năng suất chất lượng

– Nghiên cứu, đề xuất các quy định khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch để áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thực hiện các giải pháp khoa học và công nghệ…

– Rà soát, đề xuất về cơ chế tài chính, thi đua – khen thưởng, quy định khác có liên quan cho các đối tượng tham gia triển khai, thực hành tốt các hoạt động năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh.

– Nghiên cứu, đề xuất công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương.

– Nghiên cứu, xây dựng quy chế về hoạt động của các hội thi về năng suất chất lượng, cải tiến năng suất chất lượng nhằm hình thành nhận thức về vai trò quan trọng của năng suất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2. Công tác thông tin, tuyên truyền về năng suất chất lượng

– Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu, kiến thức, kinh nghiệm về năng suất chất lượng, kết quả ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư; các công cụ cải tiến năng suất mới, tiên tiến…giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý với các tổ chức, doanh nghiệp.

– Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các hoạt động năng suất chất lượng thuộc Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học; cập nhật, duy trì chuyên mục “năng suất chất lượng” trêm website; xây dựng chương trình truyền thông theo chuyên đề; in ấn, phát hành tài liệu nhằm công tác nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

– Phổ biến, tư vấn, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 3.3. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về năng suất chất lượng

             3.3.1. Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp

– Áp dụng các hệ thống quản lý, quy trình thực hành, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, tiên tiến, đặc thù của các ngành, lĩnh vực nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

– Thử nghiệm các tiến bộ công nghệ, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến để hướng đến sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

– Thử nghiệm việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

           3.3.2. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp

– Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế.

– Thực hành, áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP…); quy trình, hệ thống tiên tiến, thân thiện với môi trường (sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất xanh….) và chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực thẩm, môi trường, năng lượng và sức khỏe nghề nghiệp.

– Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số, để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa công tác quản trị hoạt động tại các tổ chức, doanh nghiệp.

– Tham gia và đạt giải Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương.

– Áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ khác hỗ trợ sản xuất và dịch vụ thông minh.

            3.4. Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nguồn nhân lực năng suất chất Lượng

– Tổ chức cho các cán bộ của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo chuyên gia, báo cáo viên năng suất chất lượng để hình thành nên nguồn nhân lực chuyên gia năng suất, chất lượng cho tỉnh.

– Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo hướng tập trung, trực tiếp tại các doanh nghiệp về các giải pháp nâng cao năng suất, đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, sản xuất thông minh … cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực năng suất chất lượng, lãnh đạo, quản lý và người lao động của doanh nghiệp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất nội tại của các doanh nghiệp, tổ chức, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và hướng nghiệp, dạy nghề..

– Tổ chức các diễn đàn, các đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, kết nối giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có lĩnh vực hoạt động liên quan về giải pháp năng suất chất lượng trên cơ sở ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ.

– Phát động và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh phong trào năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh.

– Cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

– Xây dựng các câu lạc bộ năng suất tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và hướng nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh thông qua đó đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho sinh viên về năng suất chất lượng, từ đó hình thành đội ngũ cán bộ năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp, tổ chức trong tương lai.

             3.5. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ để gia tăng năng suất chất lượng

– Quan tâm đầu tư, tăng cường năng lực thử nghiệm, an toàn và sinh thái cho chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhất là các nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.

– Tổ chức triển khai các chương trình đánh giá năng lực quản trị, quản lý năng suất, quản lý chuyển đổi số và quản lý đổi mới sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn, quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền.

– Tổ chức triển khai, áp dụng tiêu chuẩn và hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo ISO 56000 nhằm góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, tổ chức.

– Mở rộng năng lực thử nghiệm, kiểm soát đối với các sản phẩm, hàng hóa nhóm trên địa bàn tỉnh.

4. MỨC HỖ TRỢ

Hỗ trợ 100% tổng giá trị hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (không bao gồm vốn đối ứng) với tổng giá trị hợp đồng được xây dựng theo nội dung chi và mức chi tại Điều 3 Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND.

[1] Sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn, trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng họp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường do mỗi Bộ, ngành quản lý công bố.

Đề xuất nhiệm vụ khoa học và chuyển giao công nghệ xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ: https://skhcn.dongnai.gov.vn/Pages/default.aspx  và Công văn: 1.Công văn thông báo  và mẫu đề xuất đặt hàng nhiệm vụ: Mẫu phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (thực hiện theo mẫu đính kèm) gửi về: TT ĐMST & CGCN qua email: citt@hcmiu.edu.vn; ttphong@hcmiu.edu.vn

– Thời hạn: nhiệm vụ thực hiện năm 2023 trước trước 09g:00 ngày 25/6/2023; thực hiện năm 2024 thực hiện trước 20/7/2023.

– Chi tiết liên hệ: TS. Trần Thị Ngọc Diệp, Sđt: 0355.076.036

                                  Anh. Trần Thanh Phong; máy lẻ: 3949 hay 0936.96.73.79