Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum năm 2023 (Đợt 2)

Thông Báo

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ nhận được Thông báo số 92/TB-SKHCN của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Kon Tum năm 2023 (Đợt 2). Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện ưu tiên theo:

Lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn

– Nghiên cứu giải quyết các vấn đề cấp bách, bức xúc trong đời sống xã hội làm cơ sở khoa học để hoạch định, xây dựng các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và phát huy lợi thế của tỉnh.

– Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến củng cố và xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn.

– Nghiên cứu, xác định mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; đề xuất các giải pháp phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, về phát triển kinh tế tri thức; nâng cao sự đóng góp của TFP vào GRDP tỉnh.

– Nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học, đề xuất các cơ chế, chính sách, mô hình, giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới như: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phát triển công nghiệp hỗ trợ, phục vụ nông nghiệp – nông thôn; huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới; sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp.

– Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới như quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan nông thôn mới gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nông thôn mới Đồng Nai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nông thôn mới.

– Nghiên cứu xây dựng và phát triển các mô hình văn hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực, đột phá phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của tỉnh.

– Nghiên cứu về xây dựng và phát triển văn hoá con người Đồng Nai. Tập trung quản lý tạo điều kiện phát huy vai trò khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ số trong xây dựng và phát triển văn hoá Đồng Nai.

Lĩnh vực khoa học nông nghiệp

– Tập trung vào các lĩnh vực chế biến, bảo quản các sản phẩm nông – lâm sản, các sản phẩm nông nghiệp đã có thương hiệu, các sản phẩm trong danh mục của sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai.

– Lựa chọn, nghiên cứu và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất chất lượng phù hợp với các vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

– Lựa chọn, duy trì và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc sắc của tỉnh.

– Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học về các biện pháp canh tác, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, các sản phẩm phân bón và thuốc trừ sâu sinh học nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị canh tác, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường trong sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Xây dựng các mô hình vùng trồng rau an toàn, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản an toàn sinh học.

– Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, công nghệ cao trong xử lý môi trường, sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch.

– Phát triển công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, chống chịu các điều kiện bất lợi, sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi và bảo quản, chế biến nông sản, sản xuất vắc-xin, thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ và phát triển công nghiệp sinh học.

– Chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông nghiệp đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như: biện pháp thâm canh tổng hợp, tự động hóa, cơ giới hóa các khâu sản xuất gắn với vùng chuyên canh, quy mô lớn; công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch gắn với mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

– Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo ra các sản phẩm hàng hóa gỗ có chất lượng cao, phù hợp với định hướng phát triển.

– Tập trung vào các lĩnh vực chế biến, bảo quản các sản phẩm nông – lâm sản, các sản phẩm nông nghiệp đã có thương hiệu, các sản phẩm trong danh mục của sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai.

– Nghiên cứu khoa học để phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh, tiên tiến, thích ứng biến đổi khí hậu chế phẩm sinh học bảo quản, an toàn thực phẩm, không làm thay đổi mùi vị của các loại rau, củ, quả, sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuỷ sản…có nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản, xử lý môi trường, vắc-xin thế hệ mới, Kit thử.

Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ

– Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

– Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

– Xác lập, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu khoa học; hỗ trợ tạo lập, khai thác, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương.

– Hỗ trợ, đầu tư cho các doanh nghiệp triển khai các dự án khoa học và công nghệ để cải tiến thiết bị, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, tạo sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá; phát triển các sản phẩm phục vụ công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh.

– Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, nước thải, khí thải ….

– Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch trong các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.

– Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên địa bàn tỉnh như: dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ cung cấp thông tin … để hỗ trợ các doanh nghiệp, các trường học, các địa phương vùng sâu, vùng xa trong việc ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất và đời sống.

– Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tự động hoá vào sản xuất và đời sống.

– Nghiên cứu cải tiến và đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trong nước và xuất khẩu.

– Nghiên cứu – ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các biện pháp sử dụng năng lượng hợp lý và tiết kiệm.

– Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường…

– Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên môi trường.

– Ứng dụng công nghệ 4.0 trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

Lĩnh vực y tế – giáo dục

– Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến hổ trợ trong việc phòng, chống dịch bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng, các phương pháp chữa bệnh mới phát đồ điều trị hiện đại.

– Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, dự phòng, chẩn đoán, điều trị các loại các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mới phát sinh, bệnh do yếu tố môi trường…

– Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

– Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu hoá dược phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, tăng dần tỷ lệ nguyên liệu hoá dược trong nước, phát huy ưu thế, tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền; quy hoạch một số vùng chuyên canh để sản xuất dược liệu.

– Nghiên cứu, sưu tầm, thử nghiệm và áp dụng rộng các bài thuốc cổ truyền chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; nghiên cứu và phát triển các phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh.

– Nghiên cứu ứng dụng mô hình và đề xuất các giải pháp về tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế như: quản lý dược phẩm, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; các biện pháp chủ động giám sát ô nhiễm thực phẩm; phát triển đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực khoa học y, dược.

Lĩnh vực Bảo vệ môi trường

– Nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió, ứng dụng các công nghệ và giải pháp tiết kiệm năng lượng.

– Ứng dụng các giải pháp, công nghệ hiện đại, kỹ thuật mới xử lý, cải thiện ô nhiễm môi trường, đặc biệt xử lý chất thải nông nghiệp và cải thiện môi trường khu vực làng nghề, nông thôn, các sông, hồ, khu công nghiệp của Đồng Nai; ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh; phát triển công nghệ tái chế chất thải.

– Nghiên cứu – ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các biện pháp sử dụng năng lượng hợp lý và tiết kiệm.

– Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc giảm thiểu ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường…

– Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ tài nguyên môi trường;

– Nghiên cứu khoa học cho các hoạt động về quản lý và kiểm soát chất lượng không khí.

Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

– Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các sản phẩm/dịch vụ viễn thông/công nghệ thông tin trọng điểm để nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

– Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng. Đến năm 2021, hoàn thành cơ bản xây dựng và vận hành hòan chỉnh chính quyền điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Đồng Nai.

– Nghiên cứu hướng tới làm chủ công nghệ, thiết kế và chế tạo các thiết bị phần cứng, công nghệ cốt lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

– Lĩnh vực công nghệ sinh học: Đẩy mạnh ứng dụng phát triển các công nghệ mới, hiện đại như công nghệ gen, công nghệ tế bào,… để chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi chủ đạo của tỉnh có năng suất, chất lương cao và kháng bệnh tốt. Đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ vi sinh trong bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến, bảo quản nông sản,…

Biểu mẫu và các căn cứ đề xuất nhiệm vụ KH&CN xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ: và Công văn: http://skhcn.kontum.gov.vn/; 1-Thông báo đề xuất và Biểu mẫu: 2_Phiếu đề xuất nhiệm vụ 2023

Form đăng ký đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (thực hiện theo mẫu đính kèm) gửi về: TT ĐMST & CGCN qua email: citt@hcmiu.edu.vnttphong@hcmiu.edu.vn

–            Thời hạn: trước 09g:00 ngày 19/08/2022

–          Chi tiết liên hệ:    TS. Trần Thị Ngọc Diệp, Sđt: 0355.076.036 

                                       Mr. Trần Thanh Phong; máy lẻ: 3949 hay 0936.96.73.79.