Thông báo đề xuất nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận năm 2022

Thông Báo

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ nhận được Thông báo số 268/TB-SKHCN của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Bình Thuận năm 2022. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện 11 đề tài KHCN cấp tỉnh năm 2022 như sau:

1. Đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ xông, sấy mủ tờ cao su RSS có cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mủ tờ đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường”
a. Định  hướng mục tiêu chính của đề tài:
– Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ xông, sấy mủ tờ cao su RSS có cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mủ tờ đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
– Mục tiêu cụ thể: Mô hình mẫu có cải tiến được ứng dụng tại các công ty chế biến mủ cao su tờ xông khói RSS; công nghệ sấy kết hợp xông khói đáp ứng chất lượng sản phẩm cao su tờ RSS theo yêu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của các đơn vị sản xuất cao su tờ xông khói RSS, an toàn sức khoẻ, lao động và môi trường.

2. Đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật chế biến một số sản phẩm (nước giải khát, đồ uống lên men, sấy dẻo, bột dinh dưỡng hòa tan, sinh tố đóng chai, mứt vỏ thanh long, chất màu thực phẩm vỏ thanh long…) từ quả thanh long tỉnh Bình Thuận”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật chế biến một số sản phẩm (nước giải khát, đồ uống lên men, sấy dẻo, bột dinh dưỡng hòa tan, sinh tố đóng chai, mứt vỏ thanh long, chất màu thực phẩm vỏ thanh long…) từ quả thanh long tỉnh Bình Thuận, góp phần giải quyết đầu ra và nâng cao giá trị của quả thanh long.
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– Mô hình chế biến một số sản phẩm (nước giải khát, đồ uống lên men, sấy dẻo, bột dinh dưỡng hòa tan, sinh tố đóng chai, mứt vỏ thanh long, chất màu thực phẩm vỏ thanh long…) từ quả thanh long tỉnh Bình Thuận được triển khai tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiêu chí chất lượng sản phẩm phải cao hơn sản phẩm hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm (nước giải khát, đồ uống lên men, sấy dẻo, bột dinh dưỡng hòa tan, sinh tố đóng chai, mứt vỏ thanh long, chất màu thực phẩm vỏ thanh long…) từ quả thanh long tỉnh Bình Thuận được chuyển giao cho doanh nghiệp.

3. Đề tài “Lịch sử biên niên Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tập 2 giai đoạn 1954-1975”
a. Định hƣớng mục tiêu chính của đề tài:
Sưu tầm, khai thác, hệ thống hóa tư liệu để nghiên cứu, biên soạn, hoàn thành công trình “ Lịch sử biên niên Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tập 2 giai đoạn 1954-1975”.
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
Lịch sử biên niên Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tập 2 giai đoạn 1954-1975), Tiêu chí: Đảm bảo cơ sở khoa học và tính khả thi cao, đầy đủ, trung thực, khách quan, có hệ thống các sự kiện lịch sử về phong trào cách mạng kháng chiến, những chủ trương, biện pháp xây dựng Đảng, chính quyền; về xây dựng, phát triển Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

4. Đề tài “Xây dựng mô hình quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cho 10 sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Xây dựng mô hình quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cho 10 sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận.
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– Giấy chứng nhận đăng ký ký nhãn hiệu tập thể cho 10 sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận.
– Mô hình quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cho 10 sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận.
– Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể cho 10 sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận.
– Bộ giải pháp quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cho 10 sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận.

5. Đề tài “Ứng dụng công nghệ sản xuất nha đam định hướng hữu cơ theo liên kết chuỗi trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Ứng dụng công nghệ sản xuất nha đam trên vùng đất cát ven biển theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả kinh tế tại Bình Thuận.
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– 02 mô hình trồng nha đam, quy mô diện tích 1 ha/mô hình/huyện, có hiệu quả kinh tế tăng từ 15% trở lên so với một số cây trồng cạn trên đất cát tại địa phương; sản phẩm nha đam đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác nha đam hướng hữu cơ, an toàn dịch bệnh trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận.

6. Đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh dạng lỏng từ phế phẩm thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh dạng lỏng từ phế phẩm thải ra trong chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– Mô hình thực tế sản xuất phân hữu cơ vi sinh dạng lỏng từ nguồn nguyên liệu phế phẩm thủy hải sản đem lại hiệu quả kinh tế, môi trường…
– Phân bón hữu cơ vi sinh dạng lỏng được công nhận giải pháp tiến bộ kỹ thuật của Cục Trồng trọt.

7. Đề tài “Xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả bảo quản lạnh cho sản phẩm trên tàu cá cỡ nhỏ và tàu cá đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Nâng cao hiệu quả bảo quản lạnh cho sản phẩm trên tàu cá cỡ nhỏ và tàu cá đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế.
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– Mô hình bảo quản lạnh cho sản phẩm trên trên tàu cá cỡ nhỏ. Sản phẩm bảo quản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế.
– Mô hình bảo quản lạnh cho sản phẩm trên trên tàu cá đánh bắt xa bờ. Sản phẩm bảo quản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế.

8 . Đề tài “Phục tráng giống lúa Mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi giá trị tại các xã miền núi tỉnh Bình Thuận”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Phục tráng giống lúa Mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế của giống lúa Mẹ và cải thiện đời sống người dân các xã miền núi tỉnh Bình Thuận.
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– Giống lúa Mẹ được phục tráng, hạt giống đạt cấp siêu nguyên chủng.

– Mô hình sản xuất lúa Mẹ được chứng nhận hữu cơ, có doanh nghiệp tham gia tạo chuỗi liên kết. Sản phẩm gạo lúa Mẹ được chứng nhận sản phẩm OCOP.

9. Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm gìn giữ, tôn tạo và phát huy thắng cảnh Bàu Trắng góp phần phát triển du lịch bền vững”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm gìn giữ, tôn tạo và phát huy thắng cảnh Bàu Trắng góp phần phát triển du lịch bền vững
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài đảm bảo cơ sở khoa học và tính khả thi cao.
– Bộ giải pháp gìn giữ, tôn tạo và phát huy vẻ đẹp tự nhiên của thắng cảnh Bàu Trắng đảm bảo tính khoa học và khả thi cao.

10. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Bình Thuận”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Bình Thuận nhằm phát triển du lịch bền vững
c. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:
– Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài đảm bảo cơ sở khoa học và tính khả thi cao.
– Bộ giải pháp xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu du lịch Bình Thuận đảm bảo tính khoa học và khả thi cao.

11. Đề tài “Xây dựng mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”
a. Định hướng mục tiêu chính của đề tài:
Xây dựng mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
b. Dự kiến sản phẩm chính của đề tài:

Biểu mẫu và các căn cứ đề xuất nhiệm vụ KH&CN xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ: và Công văn: https://skhcn.binhthuan.gov.vn/Default.aspx?sid=1321&pageid=32531; 1_Thông báo đề xuất và Biểu mẫu: 2_1 B1-1-ĐON 2 B1-2a-TMĐTCN_s 3 B1-2b-TMĐTXH_s 4 B1-3-LLTC 5 B1-4-LLCN 6 B1-5-PHNC

Form đăng ký đề tài khoa học và công nghệ (thực hiện theo mẫu đính kèm) gửi về: TT ĐMST & CGCN qua email: citt@hcmiu.edu.vnttphong@hcmiu.edu.vn

–            Thời hạn: trước 09g:00 ngày 22/04/2022

–          Chi tiết liên hệ:    TS. Trần Thị Ngọc Diệp, Sđt: 0355.076.036 

                                       Mr. Trần Thanh Phong; máy lẻ: 3949 hay 0936.96.73.79.