Trong 2 ngày 31/3 và 01/4/2022, đoàn công tác của Trường Đại học Quốc tế (IU) do PGS.TS Lê Văn Cảnh – Phó Hiệu trưởng nhà trường dẫn đầu cùng với sự tham gia của PGS.TS Lê Hồng Phú – Trưởng Phòng Hành chính Tổng hợp, PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp – Trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh và TS. Trần Thị Ngọc Diệp – Trưởng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ đã có các buổi làm việc với Sở KH&CN tỉnh Kon Tum, UBND các huyện IA H’Drai, Sa Thầy và Ngọc Hồi để thúc đẩy các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với tỉnh theo biên bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết.
Trong buổi làm việc với Sở KH&CN tỉnh Kon Tum sáng ngày 31/3/2022, tiếp đoàn công tác của IU có ông Bùi Thanh Bình – Giám đốc Sở, ông Đoàn Trọng Đức – Phó GĐ Sở và ông Lê Văn Ái – Trưởng phòng QLKH.
Trong buổi làm việc, PGS.TS Lê Văn Cảnh và các chuyên gia của IU đã giới thiệu chi tiết về các thế mạnh trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của IU. Về phía Sở KH&CN, ông Bình cho biết, tỉnh rất hoan nghênh sự quan tâm, hợp tác của IU trong thời gian qua, Sở mong muốn sẽ kết nối nhà trường với từng huyện trên địa bàn tỉnh để có thể triển khai các dự án hợp tác đạt hiệu quả cao, phát huy thế mạnh của từng địa phương tại tỉnh Kon Tum.
Hai bên đã điểm qua các hoạt động đã và đang thực hiện trong khuôn khổ MOU đã ký (Chương trình hợp tác số 129-CTHT/UBND-ĐHQT ngày 19/8/2019). Ngoài ra, IU cũng sẽ hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho tỉnh Kon Tum trong thời gian tới thông qua tổ chức các khóa tập huấn về khởi nghiệp cho sinh viên và quân nhân nghĩa vụ trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ tổ chức các cuộc thi về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Trong chiều cùng ngày, đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với UBND huyện Ia H’Drai, Ông Võ Anh Tuấn – Chủ tịch UBND huyện cùng các lãnh đạo của các phòng ban chuyên môn đã tiếp đón đoàn công tác. Tại đây, sau khi trao đổi về thông tin điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện, hai bên bước đầu thống nhất sẽ nghiên cứu triển khai mô hình thí điểm trồng ngải cứu và các giống chanh để sử dụng làm dược liệu, nếu thành công và các sản phẩm đạt chất lượng, nhóm nghiên cứu của IU sẽ hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Sau buổi làm việc, ông Tuấn đã dẫn đoàn công tác đến tham quan mô hình nuôi cá chạch lấu và cá chình trong lồng bè ở lòng hồ thủy điện Sê San 4.
Thăm mô hình nuôi cá chạch trong lồng bè của người dân
Trong ngày làm việc thứ hai với UBND huyện Sa Thầy, một số hướng hợp tác cũng được phía nhà trường và Huyện thống nhất đề xuất, bao gồm: đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ kỹ thuật của huyện trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; nghiên cứu khai thác, bảo tồn và xây dựng thương hiệu cho các nguồn dược liệu quý dưới tán rừng VGQ Chư Mom Ray; chuyển giao công nghệ bảo quản và tìm kiếm nguồn tiêu thụ cho các loại nông sản chủ lực của huyện như café, trái cây; nghiên cứu phát triển các mô hình du lịch kết hợp du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn với du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện.
Trường ĐH Quốc tế làm việc với UBND huyện Sa Thầy
Tại huyện Ngọc Hồi, đại diện lãnh đạo huyện đã đề xuất phía nhà trường nghiên cứu hỗ trợ huyện phát triển các dự án liên quan đến nguồn dược liệu sẵn có trên địa bàn (gừng, linh chi) và hỗ trợ chuyển giao các công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để phát triển nông nghiệp hữu cơ và nâng cao giá trị nông sản cho huyện.
Về phía Trường ĐH Quốc tế, PGS. TS Lê Văn Cảnh ghi nhận các đề xuất của huyện, trên cơ sở các thế mạnh về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, nhà trường sẽ hỗ trợ huyện trong việc đào tạo nguồn nhân lực, khai thác và phát triển các tiềm năng của huyện nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung.
Trường ĐH Quốc tế làm việc với UBND huyện Ngọc Hồi
Môt số báo đưa tin về chuyến công tác:
https://www.facebook.com/watch/?v=1002500984016966
Thời sự tối 3/4/2022