Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN tỉnh Quảng Ngãi năm 2022-2023

Thông báo 

Trung tâm ĐMST&CGCN nhận được Thông báo số 1880/SKHCN-QLKH Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi về việc đề xuất thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2022 nhằm triển khai Quyết định số 2109/QĐ-UBND ngày 23/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai thực hiện năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh năm 2022, với các nội dung sau:

1. Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước gắn với nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm tại tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030

– Mục tiêu: Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và hiệu quả việc áp dụng mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021; Đề xuất được hệ thống giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước (đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu), đến năm 2030 đảm bảo 100% cán bộ, công chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định tại tỉnh Quảng Ngãi; Triển khai và đánh giá kết quả thí điểm mô hình vị trí việc làm ở cấp tỉnh, huyện và cấp xã.

– Sản phẩm chính: Bộ phiếu điều tra; Báo cáo kết quả điều tra; Các báo cáo khoa học: (1) Tổng quan về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước và mô hình vị trí việc làm; (2) Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021; (3) Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính gắn với nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030; (4) Thực hiện thí điểm mô hình vị trí việc làm tại một số cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; (5) Khuyến nghị với các cấp thẩm quyền giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn mới; 02 Kỷ yếu hội thảo; 01 Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành; Phim tư liệu; Báo cáo tổng hợp đề tài.

2. Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp ngăn ngừa, cơ chế xử lý xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

– Mục tiêu: Đánh giá thực trạng xung đột xã hội tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp ngăn ngừa; cơ chế xử lý xung đột góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phát triển bền vững kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025 định hướng đến năm 2030.

– Sản phẩm chính: Báo cáo điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng và nguyên nhân các xung đột xã hội đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ 2016-2021; Dự báo các xu hướng xung đột xã hội chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới; Giải pháp và kiến nghị với cấp ủy, chính quyền các cấp giải pháp ngăn chặn và cơ chế xử lý xung đột xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn mới; Kỹ năng xử lý cho từng loại hình xung đột xã hội; Kỷ yếu hội thảo khoa học; 02 Bài báo khoa học được công bố; Báo cáo tổng hợp đề tài.

3. Đề tài: Nghiên cứu dịch tễ học và đề xuất giải pháp phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại tỉnh Quảng Ngãi.

– Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học của bệnh tan máu bẩm sinh và đề xuất giải pháp phù hợp để phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đề xuất giải pháp đồng bộ phòng bệnh tan máu bẩm sinh đáp ứng được yêu cầu khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa cho vùng miền núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo trong tỉnh. Phổ cập kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh và kỹ năng phòng chống bệnh cho một bộ phận cộng đồng cư dân, cán bộ y tế vùng trọng điểm dịch tễ của bệnh tan máu bẩm sinh.

 – Sản phẩm chính: Báo cáo khoa học về đặc điểm dịch tễ học của bệnh tan máu bẩm sinh tại Quảng Ngãi; Bản đồ dịch tễ bệnh tan máu bẩm sinh đáp ứng yêu cầu khoa học, logic và chính xác; Xác lập hệ thống đồng bộ tổng hợp các giải pháp phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh; Hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn; Báo cáo tổng hợp đề tài.

4. Đề tài: Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân vô sinh và xây dựng mô hình dự phòng, can thiệp điều trị bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi

– Mục tiêu: Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân vô sinh và nhu cầu điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng được quy trình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh tại tỉnh Quảng Ngãi. Ứng dụng mô hình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh vô sinh tại một đơn vị Y tế tại Quảng Ngãi. Đánh giá hiệu quả mô hình.

– Sản phẩm chính: Báo cáo thực trạng, nguyên nhân vô sinh và nhu cầu điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Quy trình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh vô sinh tại tỉnh Quảng ngãi; Mô hình dự phòng nhằm phát hiện sớm bệnh vô sinh và can thiệp điều trị bệnh vô sinh tại một đơn vị Y tế tại tỉnh Quảng Ngãi; Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình; Hội nghị, hội thảo; Báo cáo tổng hợp đề tài.

5. Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển một số loài hoa phù hợp với điều kiện sinh thái và thị trường tiêu thụ góp phần hình thành làng hoa chuyên canh tại xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi

– Mục tiêu: Ứng dụng khoa học công nghệ để khai thác hợp lý lợi thế địa phương, cải thiện và phát triển nghề trồng hoa có giá trị gia tăng cao, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới tại vùng ven đô tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá đúng hiện trạng và khả năng phát triển vùng hoa trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi; cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng vùng sản xuất hoa chuyên canh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi;  xây dựng được một số mô hình trồng hoa thương phẩm, thu hoạch, bảo quản và liên kết tiêu thụ đạt hiệu quả kinh tế cao (thu nhập tăng 25-30% so với trồng hoa truyền thống).

 – Sản phẩm chính: Báo cáo thực trạng và khả năng phát triển vùng hoa tại xã Nghĩa Hà, Thành phố Quảng Ngãi; Tuyển chọn được các loài hoa phù hợp với điều kiện sinh thái và thị trường tiêu thụ tại Quảng Ngãi, trong đó có từ 2-3 loài hoa mới có giá trị kinh tế cao; Hoàn thiện và chuyển giao các hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nhân giống, kỹ thuật trồng, thu hoạch, bảo quản hoa sau thu hoạch; Xây dựng được các mô hình sản xuất giống, trồng hoa thương phẩm (hoa cắt cành, hoa trồng chậu, hoa trồng thảm), thu hoạch, bảo quản, liên kết tiêu thụ sản phẩm (quy mô 1000m2/mô hình, thu nhập đem lại tăng 25-30% so với trồng hoa truyền thống); Đào tạo 10 KTV cơ sở, tập huấn 50 lượt nông dân trồng hoa; Bài báo đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ; Phim tư liệu; Báo cáo tổng hợp đề tài.

6. Đề tài: Xây dựng từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt – Hrê, Việt – Co

– Mục tiêu: Nghiên cứu xây dựng một từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt – Hrê, Việt – Co và ngược lại nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết của người Hrê, người Co được thuận lợi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong tỉnh đặc biệt là khoảng cách về giao tiếp; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo tồn, giới thiệu về bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Hrê, Co. Từ điển được thiết kế linh hoạt, cung cấp chức năng thêm mới, cập nhật, chỉnh sửa từ ngữ, hình ảnh, tiếp nhận phản hồi và tương tác với người dùng, cho phép khai thác và sử dụng trên nhiều hệ thống khác nhau như: máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng; đánh giá được kết quả triển khai áp dụng từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt- Hrê, Việt- Co vào thực tế.

– Sản phẩm chính: Bộ từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt – Hrê, Việt – Co dễ dàng sử dụng và đáp ứng các yêu cầu: Từ điển có trên 1.120 từ Hrê và 1.650 từ Co, đặt trên trung tâm dữ liệu tỉnh Quảng Ngãi (Datacenter), Xây dựng được hệ thống website sử dụng API cho phép tìm kiếm, tra cứu từ điển; có chức năng gõ từ, website có khả năng cho phép 3.000 kết nối đồng thời; xây dựng công cụ hỗ trợ gõ tiếng dân tộc (Hrê, Co) trên giao diện,  Hoạt động trên các môi trường: Trên máy vi tính (web-based), ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh điện thoại, máy tính bảng (hệ điều hành IOS và Androi), Từ điển gồm các chức năng: Dịch nghĩa từ, phát âm từ, xem ví dụ minh họa, xem từ đồng nghĩa – gần nghĩa; dịch xuôi và dịch ngược (Việt- Hrê, Hrê – Việt; Việt – Co, Co – Việt), Ứng dụng công nghệ AI – trí tuệ nhân tạo trong nhận diện giọng nói, Có kênh tiếp nhận các đóng góp của người sử dụng từ điển (chức năng “phản hồi – góp ý”, để thu thập thêm dữ liệu ngôn ngữ, hoàn thiện hơn sản phẩm từ điển và làm cơ sở cho các nghiên cứu khác; Các báo cáo khoa học: Báo cáo xây dựng từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt- Hrê, Việt- Co và ngược lại; Báo cáo đánh giá kết quả triển khai từ điển điện tử tiếng đồng bào dân tộc thiểu số Việt-Hrê, Việt-Co vào thực tế; Phim tư liệu, bản tin khoa học; Bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí chuyên ngành; Báo cáo tổng hợp đề tài.

7. Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ chế biến một số sản phẩm thực phẩm có giá trị từ rong biển góp phần phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi

– Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm chế biến từ rong biển nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế, nâng cao mức sống của người dân và tạo tiền đề cho phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá được hiện trạng khai thác, chế biến, tiêu thụ rong biển tại Quảng Ngãi; Phân tích được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loài rong biển phổ biến của vùng biển tỉnh Quảng Ngãi; Xây dựng được 04 quy trình công nghệ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao từ rong biển: Nước uống dinh dưỡng rong biển, bột rong biển, rong biển lên men,bánh kẹo rong biển; Xây dựng mô hình sản xuất 04 sản phẩm chế biến từ rong biển đảm bảo đủ điều kiện để thương mại hoá.

– Sản phẩm chính: Báo cáo hiện trạng khai thác, chế biến, tiêu thụ rong biển tại Quảng Ngãi; báo cáo thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng các loại rong biển phổ biến tại Quảng Ngãi; 04 quy trình chế biến các sản phẩm thực phẩm từ rong biển, gồm: Nước uống dinh dưỡng rong biển đóng chai/lon, Bột rong biển, Rong biển lên men, Bánh kẹo rong biển; Mô hình sản xuất các sản phẩm chế biến từ rong biển; 04 sản phẩm từ rong biển đảm bảo đủ điều kiện để thương mại hoá (với tổng sản phẩm dự kiến: 5.000 đơn vị sản phẩm); 04 bộ phiếu phân tích chất lượng sản phẩm; 04 bộ tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm từ rong biển; 02 bài báo quốc tế trên tạp chí uy tín thuộc danh mục Scopus/WoS…; Báo cáo tổng hợp đề tài.

8. D án: Thc nghim mô hình nuôi, chế biến và tiêu th sn phm ong mt (Ong Ý (Apis mellifera ligustica), Ong Dú) theo chui giá tr ti huyn Sơn Tây, tnh Qung Ngãi 

– Mục tiêu: Xây dựng và phát triển nghề nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng  Ngãi nhằm tạo sinh kế cho người dân. Khảo sát, đánh giá điều kiện, khả năng phát triển nghề nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây và các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi; Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật  nhân nuôi và chế biến các sản phẩm ong mật (Ong Ý  lấy mật (Apis mellifera ligustica), Ong Dú), phấn hoa tại Sơn Tây, Quảng Ngãi; Thực nghiệm 02 mô hình nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây với 10 hộ tham gia (giai đoạn 1 thực hiện 05 hộ, sau khi nuôi thành công mở rộng thêm 05 hộ); Xây dựng được 01 mô hình khai thác, chế biến và bảo quản thực phẩm từ ong mật (mật ong và phấn hoa) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Xây dựng được chuỗi liên kết bền vững trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ong mật tại huyện Sơn Tây.

– Sản phẩm chính: Báo cáo đánh giá điều kiện, khả năng phát triển nghề nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây và các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi; Báo cáo kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi ong; Các quy trình kỹ thuật: nuôi ong (ngoại và nội); tạo chúa – chia đàn; khai thác, chế biến, bảo quản mật ong và sữa ong chúa; khai thác, chế biến, bảo quản phấn hoa; phòng, trị bệnh cho ong; phòng, chống ngộ độc và ngăn ngừa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật; Quy trình công nghệ tinh lọc và giảm thủy phần mật ong; 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học; Đào tạo cho 30 hộ dân có kỹ năng nuôi ong mật; 02 mô hình nuôi ong mật tại huyện Sơn Tây với 100 đàn ong Ý, đạt 2.000-2.500 lít mật; 50 đàn ong Dú đạt 130-190 lít mật và 3.500 – 6.000g phấn hoa; chất lượng mật ong đạt TCVN 12605:2019; 01 mô hình khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm từ ong mật (mật ong và phấn hoa); Hệ thống nhận diện sản phẩm ong mật Sơn Tây; chỉ tiêu chất lượng sản phẩm; Báo cáo tổng hợp dự án.

9. Đề tài: Điều tra, đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn lợi Don (Glauconome sp.) trên vùng hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi

– Mục tiêu: Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi và đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn lợi Don trên vùng hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi nhằm mục đích bảo vệ nguồn lợi, góp phần ổn định nghề khai thác Don của người dân tỉnh Quảng Ngãi.

– Sản phẩm chính: Báo cáo đánh giá hiện trạng nguồn lợi và khai thác nguồn lợi Don tại Quảng Ngãi; Báo cáo thành phần loài, vùng phân bố, đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng của Don tại hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi; Báo cáo đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ nguồn lợi Don trên vùng hạ lưu các con sông tỉnh Quảng Ngãi; Bản đồ phân bố nguồn lợi Don; 02 bài báo trên tạp chí khoa học; Báo cáo tổng hợp đề tài.

10. Đề tài: Nghiên cứu, tính toán bổ sung, đánh giá đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Ngãi đến 2020

– Mục tiêu: Tạo lập được tài liệu khoa học đánh giá chế độ, đặc trưng khí hậu, thuỷ văn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 1976) đến năm 2020; cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên về khí tượng, thuỷ văn được cập nhật hàng năm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phòng, chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra tại tỉnh Quảng Ngãi.

– Sản phẩm chính: Bộ số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 1976) đến năm 2020; Bộ bản đồ phân vùng khí hậu, thủy văn, bản đồ đẳng trị, bản đồ đẳng trị mưa, bản đồ đẳng trị ẩm, bản đồ phân bố lớp dòng chảy trung bình nhiều năm, bản đồ mạng lưới sông suối, bản đồ mạng lưới trạm, bản đồ ngập lụt các vết lũ lớn, lịch sử,…; Báo cáo “Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn tỉnh Quảng Ngãi”; Phần mềm quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, đảm bảo lưu trữ các đặc trưng số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm trong tỉnh, có thể cung cấp khai thác trực tiếp trên Website có phân quyền sử dụng đảm bảo theo đúng quy định. Phần mềm có chức năng cập nhật dữ liệu hàng năm; Bản đề xuất các giải pháp sử dụng và giám sát tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, phòng tránh thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn; Báo cáo tổng hợp đề tài.

11. Đề tài: Nghiên cứu những giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, hướng tới xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới

– Mục tiêu: Nghiên cứu đặc trưng, tính chất, niên đại và giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của di sản văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, phục vụ nghiên cứu lịch sử, văn hóa địa phương, phát triển du lịch, định hướng xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho di sản văn hóa Sa Huỳnh tại vùng đất Quảng Ngãi trên cơ sở đáp ứng tiêu chí của UNESCO góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

– Sản phẩm chính: Xây dựng các báo cáo khoa học kết quả điều tra thăm dò, khai quật khảo cổ các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở 3 vùng sinh thái văn hóa: Vùng núi, đồng bằng duyên hải và hải đảo, đảm bảo là nguồn tư liệu khoa học khai thác, nghiên cứu các đặc trưng, tính chất, niên đại, các giai đoạn phát triển và giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của di sản văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi; Bản đồ tuyến điều tra và phân bố di sản văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi ở 3 vùng sinh thái: vùng núi, đồng bằng duyên hải và hải đảo; Bản đồ khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi (vùng lõi, vùng đệm, vùng phụ cận); Sơ đồ vị trí không gian khu vực các điểm khai quật mới khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh; Nhận diện những giá trị di sản tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi; Báo cáo kiến nghị về giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi; Bộ cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng Hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi; Các bảng biểu thống kê, phân tích; Bản dập hoa văn, bản vẽ hiện vật, bản ảnh di tích di vật; Kỷ yếu hội thảo khoa học; Phim tư liệu văn hóa Sa Huỳnh Quảng Ngãi (di tích di vật); 02 bài báo khoa học (đăng Tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước); Báo cáo tổng hợp đề tài.

12. Đề tài: Đánh giá khả năng phát triển khu công nghiệp sinh thái tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030

– Mục tiêu: Khai thác phát huy hiệu quả khu công nghiệp sinh thái góp phần cân bằng môi trường phát triển công nghiệp, dịch vụ bền vững gắn với phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

– Sản phẩm: Bộ phiếu điều tra, đánh giá ; Báo cáo đánh giá thực trạng các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2021 trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn sinh thái; Giải pháp phát triển các khu công nghiệp sinh thái góp phần cân bằng môi trường phát triển công nghiệp, dịch vụ bền vững gắn với phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030; Vận hành thực nghiệm mô hình  KCN sinh thái tại một khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi; Đào tạo, tập huấn cách thức vận hành mô hình KCN sinh thái; Kỷ yếu hội thảo khoa học; 02 Bài báo khoa học được công bố; Phim tư liệu; Báo cáo tổng hợp đề tài.

II/ Hồ sơ và thời gian tuyển chọn:

1. Hồ sơ đăng ký tuyển chọn: theo mẫu quy định đăng trên Website https://skh.quangngai.gov.vn/ gồm:

(1) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN(nếu có);

(2) Đơn đăng ký chủ trì thực hiện Đề tài, Dự án;

(3) Thuyết minh đề tài, dự án;

(4) Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì;

(5) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký tham gia;

(6) Lý lịch khoa học của chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài (nếu có thuê chuyên gia);

(7) Văn bản xác nhận đồng ý của tổ chức phối hợp thực hiện (nếu có);

(8) Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, dịch vụ cần thuê (không quá 30 ngày đến thời điểm nộp hồ sơ);

(9) Báo cáo tài chính 02 đến 03 năm gần nhất của tổ chức chủ trì;

(10) Tài liệu liên quan khác (nếu có).

 Dự toán kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 21/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

– Số lượng hồ sơ15 bộ (01bản chính và 14 bản sao) và 01 bản điện tử của hồ sơ (dạng PDF, không đặt mật khẩu). Toàn bộ hồ sơ được đóng gói, có niêm phong và bên ngoài ghi rõ: Hồ sơ tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN tỉnh Quảng Ngãi năm 2022; (1) Tên nhiệm vụ KH&CN dự tuyển; (2) Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì, tên chủ nhiệm nhiệm vụ; (3) Danh mục tài liệu có trong hồ sơ.

– Biểu mẫu và các căn cứ đề xuất nhiệm vụ KH&CN xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ: skh.quangngai.gov.vn và Công văn:  1. Công văn thông báo và Biểu mẫu: Biểu mẫu đính kèm

Hồ sơ đăng ký đề tài khoa học và công nghệ (thực hiện theo mẫu đính kèm) gửi về: TT ĐMST & CGCN qua email: citt@hcmiu.edu.vnttphong@hcmiu.edu.vn

–            Thời hạn: trước 09g:00 ngày 24/2/2022

–          Chi tiết liên hệ:    TS. Trần Thị Ngọc Diệp, Sđt: 0355.076.036 

                                       Mr. Trần Thanh Phong; máy lẻ: 3949 hay 0936.96.73.79.