Thông Báo
Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ nhận được Thông báo số 268/TB-SKHCN của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Bình Thuận năm 2023. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện ưu tiên theo các lĩnh vực sau:
1. Đối với lĩnh vực nông nghiệp
– Ứng dụng khoa học kỹ thuật để chọn tạo và phát triển giống có chất lượng và năng xuất cao cho nhóm cây chủ lực và giống vật nuôi chủ yếu theo hướng năng suất, chất lượng cao và hiệu quả; tạo liên kết nâng cao chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ …
– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới nhằm giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
– Nghiên cứu áp dụng các phương pháp canh tác hợp lý, sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các loại nông sản, hải sản, đặc biệt là các sản phẩm lợi thế của tỉnh, nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ giữa khai thác, bảo vệ nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế thủy sản theo hướng toàn diện, nâng cao hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ
– Áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với tính chất của nền công nghiệp 4.0
– Nghiên cứu ứng dụng xử lý các chất thải gây ô nhiễm; tái chế, chế biến phụ phẩm chất thải công – nông nghiệp thành các sản phẩm có ích; ứng dụng khoa học công nghệ để lưu giữ và sử dụng hợp lý tài nguyên.
– Triển khai ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ bờ sông, bờ biển, phòng chống bão, lũ lụt, hạn hán và bảo vệ môi trường; ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới để phòng chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu vực, tập trung vào các giải pháp mềm, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ cải cách hành chính, góp phần xây dựng chính phủ điện tử;
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công nghệ khai thác, công nghệ sản xuất vật liệu mới và công nghệ chế biến, tiết kiệm năng lượng, năng lượng mới;
– Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc quản lý, bảo vệ, cải tạo môi trường đất, nước, không khí; sử năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thích ứng biến đổi khí hậu.
– Công nghệ xử lý chất thải rắn, xây dựng và triển khai các mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.
– Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, chuyển đổi số vào trong quản lý và phát triển hoạt động kiến trúc đảm bảo phát triển kiến trúc bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, khuyến khích áp dụng các công nghệ sản xuất các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thay thế túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần, nâng cao tuổi thọ sử dụng, phù hợp với từng ngành nghề, với loại sản phẩm, đặc điểm tự nhiên; công nghệ ép nén, cắt,… nhằm giảm thể tích, chứa đựng dễ dàng rác thải nhựa trên tàu cá khai thác.
– Nghiên cứu, ứng dụng dụng tro, xỉ nhiệt điện đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng (công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoàn nguyên mỏ… ), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm diện tích đất dùng làm bãi chứa chất thải, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên làm vật liệu xây dựng.
3. Đối với lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, du lịch
– Nghiên cứu xây dựng không gian dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; xây dựng vườn ươm phục vụ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
– Nghiên cứu đặc điểm hình thành, các giải pháp gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
– Ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.
– Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch phát huy thế mạnh và đặc trưng tỉnh Bình Thuận.
– Nghiên cứu lý luận thực tiễn đổi mới kinh tế – xã hội; mô hình và chiến lược phát triển, công tác xây dựng đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển xã hội, văn hóa, lịch sử, dân tộc, tôn giáo phục vụ xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
– Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào nghiên cứu, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
– Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ năng lượng sạch và thân thiện với môi trường, biện pháp tiết kiệm năng lượng, nước sạch trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
– Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển du lịch thông minh.
4. Đối với lĩnh vực khoa học y dược
– Ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh.
– Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác dược liệu tự nhiên, tạo sản phẩm phục vụ điều trị, phòng bệnh; bảo tồn, lưu giữ nguồn gen dược liệu.
5. Đối với lĩnh vực an ninh, quốc phòng
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh.
– Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu liên quan đến biển và hải đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh.
– Nghiên cứu và phát triển công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để xây dựng giải pháp, hệ thống phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Form đăng ký đề tài khoa học và công nghệ (thực hiện theo mẫu đính kèm) gửi về: TT ĐMST & CGCN qua email: citt@hcmiu.edu.vn; ttphong@hcmiu.edu.vn
– Thời hạn: trước 09g:00 ngày 25/04/2022
– Chi tiết liên hệ: TS. Trần Thị Ngọc Diệp, Sđt: 0355.076.036
Mr. Trần Thanh Phong; máy lẻ: 3949 hay 0936.96.73.79.