Hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ:
– Thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ, là cầu nối giữa các nhà khoa học của trường với các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi là đối tác) nhằm chuyển giao khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nghiên cứu theo đơn đặt hàng của chính phủ, các tổ chức, cá nhân.
– Phối hợp với các khoa, bộ môn, các nhóm nghiên cứu mạnh trong và ngoài trường ở tất cả các lĩnh vực để cùng tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ mang tính ứng dụng cao nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cao nhất tới các đối tác.
– Phối hợp với Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Vật tư thiết bị, Phòng Quản lý khoa học và các phòng ban có liên quan để triển khai các đề tài/dự án, là đầu mối liên lạc với đối tác, hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong công tác giải ngân, quyết toán, các thủ tục hành chính theo quy định nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng đề tài/dự án.
– Tổ chức các buổi đón tiếp đối tác, các đoàn kiểm tra, họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, và các viên chức/chuyên viên có thể tham gia vào đề tài/dự án (nếu cần thiết).
– Lưu trữ các hồ sơ, chứng từ theo quy định.
– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
Hoạt động hình thành Hệ sinh thái khởi nghiệp:
– Thành lập nhóm chuyên trách hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; thành lập trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; thành lập trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; bố trí không gian làm việc chung; tổ chức các hoạt động ươm tạo khởi nghiệp (các hội thảo về kinh doanh và khởi nghiệp, cuộc thi ý tưởng kinh doanh; các khóa đào tạo ngắn hạn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho sinh viên, cho cán bộ ươm tạo); tổ chức kết nối với cố vấn khởi nghiệp, nhà đầu tư, nhà tài trợ, với cộng đồng cựu sinh viên).
– Thành lập doanh nghiệp trong trường đại học, Trung tâm thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, Xưởng mẫu, Phòng thiết kế, Xưởng mô phỏng doanh nghiệp (Company lab).
– Thành lập/tham gia Quỹ đầu tư startup, mô hình thúc đẩy kinh doanh, mở thêm các lab thương mại hoá công nghệ (theo từng chuyên ngành), liên kết thành lập/tham gia công viên khoa học.
Các hoạt động khác:
1.Đào tạo nguồn nhân lực:
a) Tổ chức hội thảo/ webinar/ hội nghị bàn tròn về ứng dụng công nghệ 4.0 ở các lĩnh vực như an toàn thực phẩm, GAP, nông nghiệp hữu cơ, giao thông thông minh, quản lý nguồn nước, biến đổi khí hậu …
b) Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, xây dựng nguồn nhân lực hay các giải pháp trong logistics, đào tạo tiếng anh chuyên ngành hay các khóa học chuyên ngành kỹ thuật công nghệ cao như điều khiển, lập trình, xây dựng, kỹ năng mềm…
2.Dịch vụ phân tích và tư vấn khoa học kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận:
a) Tái cấu trúc lại hệ thống phòng thí nghiệm tại trường Đại học Quốc tế;
b) Thực hiện dịch vụ phân tích các thành phần sinh hóa, dư lượng thuốc trừ sâu …;
c) Tư vấn các hợp tác xã, doanh nghiệp để được cấp giấy chứng nhận ISO 9001, sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP, Global GAP, HACCP, FSTPA … nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người sản xuất và người sản xuất;
d) Dịch vụ tư vấn thủ tục, qui trình xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp;
3.Thương mại hóa sản phẩm:
a) Xây dựng Mô hình mẫu nông nghiệp công nghệ cao tại trường Đại học Quốc tế
b) Xây dựng pilot để thử nghiệm sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm chế biến thực phẩm
c) Xây dựng pilot cho các lĩnh vực khác như cơ khí, điện tử viễn thông…