Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước năm 2024

THÔNG BÁO

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ nhận được Công văn số 138/SKHCN-QLKHCN về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước năm 2024. 

1. Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: 
– Chuyển giao, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong tất cả các lĩnh vực.
– Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, công nghệ tự động hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra các ngành hàng mới, các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, công nghệ tiên tiến làm đường giao
thông nông thôn, sản xuất vật liệu xây dựng.
– Khuyến khích nghiên cứu – ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các biện pháp sử dụng năng lượng điện hợp lý và tiết kiệm.
– Nghiên cứu đánh giá chất lượng, trữ lượng, quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu; xử lý ô nhiễm môi trường.
– Xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương.
– Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giải quyết các thủ tục hành chính. Đề xuất nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm, quản lý trung tâm hành chính công trên địa bàn tỉnh.
– Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng và triển khai các ứng dụng chính quyền điện tử.
– Ứng dụng công nghệ GIS để quản lý tài nguyên, môi trường, cảnh báo thiên tai, kiểm soát dịch bệnh cây trồng, vật nuôi.
– Xây dựng và áp dụng hệ thống ISO điện tử, quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc về các sản phẩm hàng hoá, nông lâm sản trên địa bàn tỉnh.
– Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) trong quản lý, phát triển đô thị thông minh, bệnh viện thông minh, trường học thông
minh.
– Nghiên cứu phát triển, tích hợp công nghệ tự động hóa, công nghệ số và công nghệ tiên tiến để phát triển các mô hình sản xuất, quản trị doanh nghiệp thông minh, hiện đại.

– Ứng dụng các chế phẩm sinh học để phòng chống sâu, bệnh hại cây trồng, bảo quản, chế biến nông lâm sản, xử lý ô nhiễm môi trường, nghiên cứu ứng dụng CNSH trong y – dược, chăm sóc sức khoẻ, bảo quản thực phẩm…

– Nghiên cứu, ứng dụng CNSH tạo các chế phẩm sinh học để kiểm soát dư lượng các chất cấm trong nông sản có nguồn gốc từ cây trồng.
– Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng vật liệu nano, vật liệu polyme – compozit đặc biệt phục vụ cho một số lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ
môi trường, vật liệu nhẹ dùng trong xây dựng…
– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản.
2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: 
– Chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông nghiệp đáp ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như: biện pháp thâm canh tổng hợp, tự động hóa, cơ giới hóa các khâu sản xuất gắn với vùng chuyên canh, với doanh nghiệp hoặc loại hình kinh tế cụ thể; công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch gắn với mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong tuyển chọn và nhân rộng các giống cây, giống con có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; Nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả để đưa vào sản xuất.
– Nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất, trong đó chú trọng nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong bảo quản, chế biến nông, lâm sản sau thu hoạch.
– Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp sinh học nhằm nâng cao khả năng sinh sản và bảo vệ sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
– Nghiên cứu, ứng dụng CNSH cải tiến tính trạng quý trên các loại cây trồng nông, lâm nghiệp chủ lực của tỉnh.
– Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các giải pháp cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và chế biến sản phẩm nông lâm sản.
3. Lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe
Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh; chăm sóc sơ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; nghiên cứu, xây
dựng các mô hình trồng, chế biến các loại cây dược liệu có giá trị phù hợp với điều kiện của địa phương.
4. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh: 
– Nghiên cứu các vấn đề nhằm phục vụ cho bảo vệ an ninh trật tự, an ninh quốc phòng tại địa phương:
– Đảm bảo các luận cứ khoa học, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề về đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội mới nảy sinh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
– Các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt tội phạm có tổ chức, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy, tội phạm do nguyên nhân xã hội…
– Các giải pháp xã hội hóa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; trật tự an toàn xã hội, các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ninh môi trường, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
5. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá, hoạch định các chủ trương, chính sách gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, tập trung vào các giải pháp để phát triển kinh tế – xã hội vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút và phát triển nguồn nhân lực; những giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của tỉnh; nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, thúc đẩy sự gắn kết giữa giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, sản xuất – kinh doanh.

Đề xuất nhiệm vụ khoa học và chuyển giao công nghệ xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ https://skhcn.binhphuoc.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/thong-bao-%C4%91e-xuat-nhiem-vu-khoa-hoc-va-cong-nghe-n.aspx và Công văn: 270 – thông báo và mẫu đề xuất đặt hàng nhiệm vụ: Mẫu đề xuất

Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (thực hiện theo mẫu đính kèm) gửi về: TT ĐMST & CGCN qua email: citt@hcmiu.edu.vn; ttphong@hcmiu.edu.vn

– Thời hạn: trước 09g:00 ngày 15/04/2023

– Chi tiết liên hệ: TS. Trần Thị Ngọc Diệp, Sđt: 0355.076.036

                           Mr. Trần Thanh Phong; máy lẻ: 3949 hay 0936.96.73.79.