Nghiệm thu đề tài cấp tỉnh Bình Dương: Xây dựng hệ thống Viễn Y thử nghiệm việc chăm sóc sức khỏe từ xa tại tỉnh Bình Dương

Ngày 16 tháng 12 năm 2019 tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương đã thực hiện nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Xây dựng hệ thống Viễn y thử nghiệm và chăm sóc sức khỏe tại tỉnh Bình Dương do Trường Đại học Quốc tế chủ trì và GS.TS. Võ Văn Tới làm chủ nhiệm.

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2017 đến tháng 06/2019 theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương đã đáp ứng được các tiêu chí mục tiêu ban đầu ký kết: 

– Xây dựng hệ thống Viễn Y để hỗ trợ việc chẩn đoán và chăm sóc từ xa bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Bình Dương. Hệ thống có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn bảo mật.

– Thử nghiệm kết nối các bác sĩ với bệnh nhân của Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung Cao tỉnh Bình Dương.

GS.TS. Võ Văn Tới trình bày trong buổi nghiệm thu đề tài cấp tỉnh tại Bình Dương

GS. TS. Võ Văn Tới và nhóm nghiên cứu tái thiết kế máy đo Viễn Áp và sản xuất chế tạo 110 máy đo Viễn Áp. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng: Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin chủ quản CTIS và Thiết kế ứng dụng cho máy tính và điện thoại di động. 

Thiết bị đã được tái thiết kế và sản xuất công nghiệp

Điều vô cùng đặc biệt trong dự án nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công một hệ thống  CTIS mã hóa theo chuẩn AES 128 bit phù hợp với việc triển khai và vận hành tại Ban BVCSSKCBTC tỉnh Bình Dương. Hệ thống cũng đạt các Chức năng chuẩn:

– Website trên máy tính và App trên smartphone cho Bệnh nhân.

– Website trên máy tính và App trên smartphone cho Bác sỹ.

– Bảo mật thông tin.

Hệ thống Cloud Telemedicine Information System (CTIS)

Giao diện đăng nhập vào hệ thống trên website cổng thông tin

Sau khi kết thúc báo cáo nghiệm thu đề tài, BSCKII. Nguyễn Thế Dũng – Chủ tich hội đồng nghiệm đã xúc động và bày tỏ lòng cảm ơn với nhóm nghiên cứu khi đã thực hiện được hết sức thành công một hệ thống và thiết bị ” made in Việt Nam” giúp ích cho nghành y tế Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. 

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những định hướng xa của đề tài trong tương lai: 

Hướng đến thiết lập một hệ thống Viễn Y, có thể chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sở tại, bao gồm:

  • Một hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến không dây tích hợp với
  • Một dòng thiết bị viễn y để kết nối người dân tỉnh Bình Dương với các bệnh viện tuyến trên, hầu chăm sóc hữu hiệu hơn sức khỏe người dân.

Đặc điểm của hệ thống:

-Bệnh nhân có thể sử dụng thiết bị để đo tại nhà hoặc bất cứ nơi nào

-Dữ liệu đo được được truyền bằng công nghệ không dây để lưu trữ trên điện thoại di động và máy chủ công nghệ điện toán đám mây, được xử lý để cảnh báo ngay cho bác sĩ gia đình hay người thân khi cần thiết.

-Bác sĩ có thể theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trực tiếp và tức thời từ xa.