Đồng Tháp – Định hướng Nghiên cứu KHCN đến năm 2020

Định Hướng Hoạt Động Nghiên Cứu của Tỉnh Đồng Tháp Giai Đoạn  2014-2020

* Nhóm các đề tài nghiên cứu định hướng: nghiên cứu biến động về tài nguyên, môi trường và phát triển trong bối cảnh thay đổi khí hậu và chế độ thủy văn, đề xuất các giải pháp ứng phó; nghiên cứu, dự báo, giải pháp chiến lược đối với vấn đề phát triển bền vững trong bối cảnh phát triển nhanh  kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển khu vực nông thôn; nghiên cứu cơ bản về nguyên lý và khả năng ứng dụng các công nghệ chủ lực sau năm 2015; triển khai các nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội góp phần xây dựng chính sách phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

* Nhóm các đề tài nghiên cứu ứng dụng: 
– Đối với lĩnh vực nông nghiệp, đặt trọng tâm vào ứng dụng về giống, nguyên liệu sinh học, xử lý trước và sau thu hoạch, xử lý môi trường nuôi trồng, xây dựng tiêu chuẩn hóa đối với các đối tượng sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh theo hướng sản xuất sạch, nâng cao chất lượng.
– Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, hỗ trợ cải tiến công nghệ, hoàn thiện nguyên lý và sở hữu công nghiệp, đối với cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn, hỗ trợ cải tiến công nghệ một số công đoạn cục bộ và hỗ trợ cải tiến tự động hóa một số doanh nghiệp quy mô trung bình đến lớn;
– Đối với thương mại – dịch vụ: tập trung ứng dụng phát triển thương mại điện tử, hoàn thiện hệ thống trang web cho khu vực công, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực.
– Trong lĩnh vực xã hội: ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo; tiếp tục triển khai các đề tài chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu thường kỳ của các bệnh viện và tập trung sang nghiên cứu các lĩnh vực bệnh nghề nghiệp, y học cổ truyền, trang thiết bị y tế kỹ thuật cao. Nghiên cứu các giải pháp thu gom và xử lý chất thải và tái chế tái sử dụng năng lượng trong xử lý chất thải, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

* Nhóm công tác triển khai ứng dụng công nghệ: tập trung vào công nghệ cấy mô trong sản xuất giống hoa kiểng, công nghệ sấy và công nghệ vật liệu mới (màng, chất bảo quản) trong sơ chế bảo quản nông sản; triển khai công nghệ cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp; công nghệ tự động hóa cho một số doanh nghiệp quy mô từ trung bình đến lớn.

* Nhóm công tác xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN: xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai sản xuất thử cho các đối tượng: nhân giống; canh tác tổng hợp; công nghệ bảo quản sau thu hoạch; trang trại liên hợp kết hợp bảo vệ môi trường và vệ sinh phòng dịch; nuôi thủy sản thâm canh tổng hợp; cơ giới hóa nông nghiệp toàn diện; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đổi mới, cải tiến thiết bị; hỗ trợ doanh nghiệp quy mô lớn trong việc tư vấn, thẩm định công nghệ, cải tiến thích nghi công nghệ kết hợp với tiêu chuẩn hóa; công nghệ xử lý chất thải; phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông khu vực nông thôn; doanh nghiệp KH&CN; quản lý phát triển KH&CN cấp cơ sở./.

Nội dung chi tiết: BÁO CÁO hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 14-20