Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước năm 2023

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ nhận được Công văn số 1239/ĐHQG-KHCN của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Thông báo số 839/TB-SKHCN ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước về việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ lần 2 năm 2022 của tỉnh Bình Phước. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện ưu tiên theo các lĩnh vực sau: 

1. Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ
– Chuyển giao, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong tất cả các lĩnh vực.
– Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, công nghệ tự động hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra các ngành hàng mới, các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, công nghệ tiên tiến làm đường giao thông nông thôn, sản xuất vật liệu xây dựng.
– Khuyến khích nghiên cứu – ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các biện pháp sử dụng năng lượng điện hợp lý và tiết kiệm.
– Nghiên cứu đánh giá chất lượng, trữ lượng, quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu; xử lý ô nhiễm môi trường.
– Xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương.
– Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giải quyết các thủ tục hành chính. Đề xuất nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm, quản lý trung tâm hành chính công trên địa bàn tỉnh.

2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
– Chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông nghiệp đáp ứng với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản như: biện pháp thâm canh tổng hợp, tự động hóa, cơ giới hóa các khâu sản xuất gắn với vùng chuyên canh, với doanh nghiệp hoặc loại hình kinh tế cụ thể; công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch gắn với mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong tuyển chọn và nhân rộng các giống cây, giống con có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; Nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả để đưa vào sản xuất.
– Nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất, trong đó chú trọng nghiên cứu
xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong bảo
quản, chế biến nông, lâm sản sau thu hoạch.
3. Lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe
Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ chẩnđoán và điều trị bệnh; chăm sóc sơ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; nghiên cứu, xây dựng các mô hình trồng, chế biến các loại cây dược liệu có giá trị phù hợp với điều kiện của địa phương.
4. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh
Nghiên cứu các vấn đề nhằm phục vụ cho bảo vệ an ninh trật tự, an ninh quốc phòng tại địa phương:
– Đảm bảo các luận cứ khoa học, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề về đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội mới nảy sinh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
– Các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt tội phạm có tổ chức, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy, tội phạm do nguyên nhân xã hội…
– Các giải pháp xã hội hóa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; trật tự an toàn xã hội, các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ninh môi trường, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.
5. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá, hoạch định các chủ trương, chính sách gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, tập trung vào các giải pháp để phát triển kinh tế – xã hội vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút và phát triển nguồn nhân lực; những giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của tỉnh; nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, thúc đẩy sự gắn kết giữa giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, sản xuất – kinh doanh.

Biểu mẫu và các căn cứ đề xuất nhiệm vụ KH&CN xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ: https://skhcn.binhphuoc.gov.vn/trang-chu.aspx và Thông báo: CV839-So KH&CN tinh Binh Phuoc và Các biểu mẫu: Mau-phieu-đe-xuat

Hồ sơ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (thực hiện theo mẫu đính kèm) gửi về: TT ĐMST & CGCN qua email: citt@hcmiu.edu.vnttphong@hcmiu.edu.vn

–            Thời hạn: trước 09g:00 ngày 12/07/2022

–          Chi tiết liên hệ:    TS. Trần Thị Ngọc Diệp, Sđt: 0355.076.036 

                                       Mr. Trần Thanh Phong; máy lẻ: 3949 hay 0936.96.73.79.