Thông báo tham gia chủ nhiệm các đề tài KHCN tỉnh Đăk Nông năm 2020

Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Chuyển giao Công nghệ nhận được thông báo về việc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông kính mời các tổ chức ,cá nhân, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tham gia đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ năm 2020.

Theo đó, Sở KH&CN tỉnh Đắk Nông có  đã gửi Công văn về chủ trương, định hướng đề tài khoa học công nghệ như trong nội dung công văn đính kèm chi tiết.

Định hướng đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN năm 2020: 
Các nhiệm vụ KH&CN phải đảm bảo giá trị KH&CN, có tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến, thực tiễn và có tính khả thi cao nhằm giải quyết được những vấn đề KH&CN trọng điểm, có tính đặc thù xuất phát từ thực tiễn công tác
quản lý và sản xuất, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
– Tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn các chính sách và đề xuất giải pháp phục vụ phát triển kinh tế xã hội phù hợp định hướng của tỉnh giai đoạn hiện nay.
– Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo.
– Ưu tiên xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có sự tham gia của doanh nghiệp để thúc đẩy ĐMST trong địa phương như: hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ phát triển sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực của địa phương; Dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ.
– Ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến trong công tác điều tra cơ bản, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và dự báo, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai; khuyến khích sử dụng vật liệu mới trong công tác xây dựng cơ bản, giao thông và bảo vệ môi trường.
– Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tập trung vào các giống cây trồng, vật nuôi sạch bệnh, có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và yêu cầu sản xuất tại địa phương, các quy trình canh tác, tưới, bón phân, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản.
– Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong công nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, bảo quản và chế biến đối với một số sản phẩm có thế mạnh của địa phương như: cà phê, hồ tiêu, cao su, sắn, ngô, hoa quả, thức ăn gia súc, gỗ.
– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc Đề án OCOP. Các đề tài, dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế OCOP, ưu tiên các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể.
– Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN cho công nghệ sinh học, ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả hoạt động công nghệ sinh học trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội: tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm – thủy sản, y tế và bảo vệ môi trường.
– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, Nghiên cứu, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao, dịch vụ tư vấn, vật tư thiết bị, máy móc phục vụ Nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ phát triển kinh tế nông thôn, miền núi và hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.
– Bảo tồn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn dược liệu của địa phương; nghiên cứu các giải pháp kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh tật, cải thiện tình trạng dinh dưỡng; nghiên cứu dịch tễ, mô hình, cơ cấu bệnh tật ở địa phương.
– Thực hiện các giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh du lịch, triển khai các chương trình, đề tài ứng dụng KHCN phục vụ phát triển du lịch, khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch, thông tin xúc tiến
du lịch, quy trình phục vụ khách du lịch.
– Nghiên cứu tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó bao gồm các nghiên cứu về công nghệ thông tin, vật lý, sinh học, trí tuệ nhân tạo, vật liệu,… thực hiện chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du
lịch thông minh, đô thị thông minh.
Lưu ý: Ngoài các vấn đề được nêu trên, các tổ chức, cá nhân có thể đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khác mà tổ chức, cá nhân nhận thấy cần thiết và cấp bách cho tỉnh.
Hướng dẫn xây dựng và thời gian nhận phiếu đề xuất, đặt hàng
– Phiếu đề xuất nhiệm vụ KH&CN của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thực hiện theo (mẫu 01);
– Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN của các Sở, ngành, địa phương gồm:
Phiếu đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN (mẫu 02);

– Biên bản họp hội đồng KH&CN cấp Sở, ngành, hoặc bản nhận xét của các chuyên gia về đề xuất đặt hàng (nếu có).